5 mẹo đơn giản để có một giấc ngủ ngon

5 mẹo đơn giản để có một giấc ngủ ngon

Việc sở hữu giấc ngủ ngon mỗi ngày là cực kỳ quan trọng. Thế nhưng, một nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ có 17% người trọn vẹn tận hưởng giấc ngủ của mình, 83% số người còn lại không có được giấc ngủ ngon. Nguyên nhân chủ yếu đến từ căng thẳng công việc, áp lực cuộc sống, do sử dụng thiết bị công nghệ quá lâu… Vậy làm thế nào để cải thiện giấc ngủ của bản thân? Thật ra vấn đề này không hề khó, bạn hãy thử áp dụng 5 mẹo cực kỳ đơn giản sau đây để có một giấc ngủ trọn vẹn nhé!

1. Hạ nhiệt độ phòng

Khi chuyển sang trạng thái nằm ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống. Do đó, nhiệt độ phòng quá cao có thể khiến bạn bị khó ngủ. Một phòng ngủ mát mẻ vừa giúp bạn dễ dàng rơi vào giấc ngủ lại vừa có được một giấc ngủ sâu hơn, không bị gián đoạn. Vậy như nào là đủ “mát”? Theo nghiên cứu, mức nhiệt độ phòng vào khoảng 60 – 67 độ F (tương ứng 15,6 – 19,4 độ C) sẽ là lý tưởng cho một giấc ngủ ngon. Nhiệt độ này sẽ tùy thuộc vào sở thích, cơ thể của mỗi người. Bạn cũng nên để phòng tối, tránh kích thích bởi nhiều nguồn sáng.

Hạ nhiệt độ phòng để có một giấc ngủ ngon

2. Thư giãn trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn nên để cho cơ thể chuyển sang trạng thái thư giãn trước để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Một số hoạt động thư giãn đầu óc bạn có thể tham khảo như đọc sách, nghe nhạc, viết nhật ký, sử dụng tinh dầu, tập yoga, ngồi thiền… Tuyệt đối không nên sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu gây kích thích đến mắt và tâm trí. Các bạn cũng không nên thư giãn bằng cách tắm trước khi ngủ, kể cả tắm nước nóng để tránh nguy cơ đột quỵ về đêm.

Đọc sách thư giãn trước khi đi ngủ

3. Không ăn quá muộn

Nhiều người do nhịp sống bận rộn mà có thói quen ăn quá muộn, hoặc trước khi đi ngủ thấy bụng đói đành ăn thêm thứ gì đó “cho ấm bụng” rồi mới đi ngủ được. Khi để bụng quá no hay quá đói đi ngủ đều sẽ khiến chúng ta trằn trọc khó ngủ hơn. Cơ quan tiêu hóa của chúng ta cũng cần nghỉ được, nếu ăn quá gần giấc ngủ dù ít hay nhiều cũng vô tình bắt hệ tiêu hóa phải làm việc, vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ vừa làm thoái hóa dần các cơ quan tiêu hóa. Do vậy, các bạn không nên ăn bất cứ gì tối thiểu 2 tiếng trước khi đi ngủ, bữa tối cũng cần ăn vừa đủ để tránh bị quá no hay quá đói khi lên giường.

Không nên ăn quá sát giờ ngủ đêm

Bên cạnh đó, bạn lưu ý không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh gián đoạn giấc ngủ do đi tiểu đêm. Bạn cũng hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê.

4. Giảm thời lượng giấc ngủ ngày

Nhiều người khó ngủ đêm chỉ đơn giản là do ngủ ngày quá nhiều. Trong khi giấc ngủ đêm quan trọng hơn giấc ngủ ngày rất nhiều vì giấc ngủ đêm sâu dài hỗ trợ các tế bào của cơ thể được tái tạo và phục hồi.

Giấc ngủ trưa các bạn chỉ nên chợp mắt khoảng 10 – 30p. Điều này vừa có tác dụng giúp cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn mà lại không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đêm.

Giấc ngủ trưa chỉ nên chợp mắt 10 – 30p

5. Cố gắng tỉnh táo

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc “ý định nghịch lý” (paradoxical intention). Rất đơn giản, khi cảm thấy khó ngủ bạn hãy lấy ra một tài liệu mà bạn không thích đọc (ví dụ như một cuốn sách lý thuyết, một tài liệu ngoại ngữ chi chít chữ) và tự nhủ mình cần phải thức để đọc 5 trang. Và chỉ cần đọc chưa đầy một trang, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Ngoài ra, nếu khó ngủ các bạn cũng có thể thử tưởng tượng đến khung cảnh cánh đồng hoa thơm mát, nắng chiều hoàng hôn trên dãy núi, cánh đồng lúa vàng ươm… Tưởng tượng mình đang thư giản trong không gian yên bình như vậy cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ ngon hơn đó!

Tưởng tượng một khung cảnh yên bình cũng giúp bạn dễ ngủ hơn

Trên đây là một số mẹo đơn giản các bạn có thể áp dụng để cải thiện giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, theo VAD Pharma, cách tốt nhất xử lý vấn đề khó ngủ và ngủ không sâu giấc của bạn chính là việc giải quyết những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống để sống vui vẻ, lành mạnh hơn. Có được như vậy tự khắc chúng ta sẽ có được giấc ngủ trọn vẹn mỗi ngày.

Những tin tức liên quan
Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn.Những nơi có dấu (*) là bắt buộc